Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ tinh vi, việc thiết lập một quy trình xử lý sự cố an toàn thông tin (ATTT) hiệu quả là yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức. Một sự cố bảo mật không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến mất dữ liệu quan trọng, gián đoạn kinh doanh, tổn thất tài chính, thậm chí gây ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp.
Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về
- các bước xử lý sự cố ATTT theo tiêu chuẩn quốc tế như NIST 800-61 và ISO/IEC 27035
- đề xuất các biện pháp thực tiễn để tối ưu quy trình này trong môi trường doanh nghiệp.
- các kịch bản tấn công mạng và hướng xử lý theo từng trường hợp
Quy trình xử lý sự cố an toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế
Các tổ chức an ninh mạng như NIST (National Institute of Standards and Technology) và ISO/IEC 27035 đều đề xuất quy trình xử lý sự cố ATTT theo 6 bước:
Bước 1. Giai đoạn chuẩn bị (Preparation)
Giai đoạn này giúp tổ chức xây dựng năng lực chủ động để phát hiện, ứng phó và khắc phục sự cố một cách hiệu quả. Các hoạt động chính bao gồm:
- Thành lập Đội phản ứng sự cố ATTT (CSIRT – Computer Security Incident Response Team) với nhiệm vụ giám sát, điều tra và xử lý sự cố.
- Xây dựng chính sách và quy trình ứng phó sự cố, đảm bảo phân công rõ ràng trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan.
- Cài đặt và cấu hình hệ thống giám sát ATTT (SIEM, IDS/IPS) để theo dõi các sự kiện an ninh theo thời gian thực.
- Tổ chức diễn tập xử lý sự cố định kỳ nhằm nâng cao kỹ năng phản ứng và kiểm tra hiệu quả của quy trình.
Bước 2. Phát hiện và nhận diện sự cố (Detection & Identification)
Mục tiêu của giai đoạn này là xác định chính xác sự cố ATTT ngay khi nó xảy ra. Các tổ chức cần:
- Xác định dấu hiệu sự cố: Tấn công từ chối dịch vụ (DDoS), mã độc, truy cập trái phép, rò rỉ dữ liệu…
- Phân loại mức độ nghiêm trọng: Ảnh hưởng đến hệ thống quan trọng? Có gây mất dữ liệu nhạy cảm không?
- Sử dụng công cụ giám sát và phân tích log: SIEM (Splunk, ELK), IDS/IPS (Snort, Zeek), phân tích hành vi người dùng (UEBA).
Bước 3. Ngăn chặn sự cố (Containment)
Sau khi xác định sự cố, bước tiếp theo là ngăn chặn sự lây lan và giảm thiểu thiệt hại. Các biện pháp quan trọng gồm:
- Cô lập hệ thống bị xâm nhập để ngăn chặn truy cập trái phép.
- Cập nhật firewall, IDS để chặn IP tấn công.
- Thay đổi mật khẩu các tài khoản có nguy cơ bị lộ.
Bước 4. Loại bỏ mối đe dọa (Eradication)
Sau khi ngăn chặn, tổ chức cần xác định và loại bỏ triệt để nguyên nhân gốc rễ của sự cố:
- Quét và loại bỏ phần mềm độc hại bằng EDR (Endpoint Detection and Response).
- Kiểm tra hệ thống để phát hiện backdoor hoặc tài khoản bị xâm nhập.
- Cập nhật bản vá bảo mật để ngăn chặn khai thác lỗ hổng tiếp tục diễn ra.
Bước 5. Khôi phục hệ thống (Recovery)
Tiếp theo, cần đảm bảo hệ thống trở lại trạng thái hoạt động bình thường mà không còn rủi ro bảo mật:
- Khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu an toàn.
- Giám sát hệ thống chặt chẽ để phát hiện dấu hiệu xâm nhập tiếp theo.
- Thực hiện kiểm thử bảo mật (penetration testing) để xác minh tính an toàn.
Bước 6. Rút kinh nghiệm & Cải tiến quy trình (Lessons Learned)
Mọi sự cố đều mang lại bài học quan trọng. Sau khi sự cố được xử lý, doanh nghiệp cần:
- Tổ chức họp đánh giá và phân tích sự cố.
- Cập nhật chính sách bảo mật và quy trình phản ứng.
- Đào tạo nhân viên về các biện pháp phòng tránh sự cố tương tự.
Các công cụ hỗ trợ xử lý sự cố ATTT
- Giám sát & phát hiện: Splunk, ELK, Snort, Zeek.
- Phân tích mã độc: Cuckoo Sandbox, IDA Pro.
- Điều tra pháp chứng: Autopsy, Volatility, FTK Imager.
- Kiểm thử bảo mật: Nessus, OpenVAS, Metasploit.
5 kịch bản tấn công và quy trình xử lý sự cố an toàn thông tin
Tổng hợp các tình huống thực tế giúp bạn chủ động trong phòng ngừa & ứng phó sự cố an toàn thông tin trong doanh nghiệp.
Kịch bản 1: Tấn công Ransomware
Đang tận hưởng kỳ nghỉ cuối tuần bạn bất chợt nhận hàng loạt cảnh báo từ hệ thống phát hiện và ứng phó thiết bị đầu cuối (Endpoint Detection and Response, EDR) về các hoạt động mã hóa tập tin bất thường trên nhiều máy tính trong mạng nội bộ. Tải ngay để xem hướng giải quyết.
Kịch bản 2: Đánh cắp dữ liệu qua tấn công phishing
Vào một ngày đẹp trời, bạn nhận được cảnh báo từ hệ thống SIEM về nhiều nỗ lực đăng nhập bất thường từ các địa chỉ IP lạ vào máy chủ email của tổ chức. Đồng thời, một số nhân viên báo cáo họ nhận được nhiều email lừa đảo. Quy trình xử lý trong tình huống này là gì?
Kịch bản 3: Tấn công SQL Injection vào ứng dụng web
Bạn nhận được nhiều cảnh báo từ tường lửa ứng dụng web (WAF). Đây có thể là dấu hiệu cho thấy đang có hacker SQL injection vào cơ sở dữ liệu khách hàng của công ty. Tải tài liệu để xem hướng giải quyết.
Kịch bản 4: Tấn công có chủ đích APT
Hệ thống phát hiện mối đe dọa của bạn phát ra cảnh báo về hoạt động đáng ngờ trên một số máy chủ nội bộ. Sau khi điều tra, bạn phát hiện ra rằng một nhóm tấn công có chủ đích APT (Advanced Persistent Threat) đã xâm nhập vào mạng nội bộ của bạn và đang tiến hành do thám và đánh cắp dữ liệu. Xem quy trình xử lý sự cố an tòan thông tin này.
Kịch bản 5: Mối đe dọa nội bộ và rò rỉ dữ liệu
Nhiều hoạt động bất thường được phát hiện trên máy chủ cơ sở dữ liệu chứa thông tin nhạy cảm của khách hàng. Điều tra cho thấy, có người trong tổ chức đã và đang truy cập và đánh cắp chúng. Phải làm gì trong tình huống này? Xem quy trình xử lý ngay!
Kết luận
Việc thiết lập một quy trình xử lý sự cố an toàn thông tin bài bản là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo vận hành liên tục.
- Nếu doanh nghiệp bạn chưa có quy trình xử lý sự cố rõ ràng, đây là lúc cần hành động!
- Đội ngũ IT & CSIRT của bạn đã sẵn sàng phản ứng với các sự cố an toàn thông tin chưa?
Hãy đảm bảo doanh nghiệp của bạn không chỉ ứng phó sự cố, mà còn chủ động phòng tránh và nâng cao khả năng bảo mật lâu dài.