The cyber security challenge
Ngày nay, dữ liệu số đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong việc điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dữ liệu này thường mang tính nhạy cảm cao, bao gồm các thông tin kinh doanh bí mật, hồ sơ tài chính và dữ liệu cá nhân của khách hàng và nhân viên. Chính vì vậy, các tổ chức đang phải đối mặt với nhiều rủi ro an ninh mạng phức tạp, khi mà những kẻ tấn công đang ngày càng tinh vi trong việc sử dụng các chiến lược, kỹ thuật và thủ đoạn để xâm nhập vào hệ thống và đánh cắp dữ liệu. Với Giám Sát Bảo Mật, các tổ chức sẽ phát hiện, phản ứng kịp thời trước các cuộc tấn công, hạn chế ảnh hưởng và giúp ngăn chặn lộ lọt dữ liệu.
Việc tuân thủ các điều luật và tiêu chuẩn liên ngành cũng là một lý do lớn khiến Giám Sát Bảo Mật trở nên rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Rất nhiều ngành nghề và quốc gia có những quy định yêu cầu các doanh nghiệp phải triển khai và duy trì các biện pháp bảo mật mạnh, bao gồm Giám Sát Bảo Mật. Những quy định này bao gồm các bộ luật bảo vệ dữ liệu như Quy định bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh Châu Âu (GDPR), hoặc các tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp thẻ thanh toán như PCI DSS. Các tổ chức không đảm bảo tuân thủ những quy định này có khả năng chịu những án phạt tài chính đáng kể và hủy hoại uy tín doanh nghiệp.
Việc của bạn là tập trung phát triển doanh nghiệp, còn chúng tôi sẽ bảo vệ nó
Đánh Giá
Xem xét thực trạng an ninh mạng hiện tại của doanh nghiệp, bao gồm hạ tầng an ninh sẵn có, cấu hình mạng, các chính sách và quy trình bảo mật thông tin. Bước này cung cấp góc nhìn toàn vẹn về tình trạng an ninh mạng của doanh nghiệp và giúp xác định các thiếu sót bảo mật cần khắc phục
Thiết Kế
Dựa vào bước đánh giá trên, các chuyên gia sẽ thiết kế gói Security Monitoring đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm việc chọn ra các công nghệ bảo mật thích hợp, như tường lửa, hệ thống phát hiện xâm nhập và các giải pháp quản lý log
Triển Khai
Triển khai các công nghệ bảo mật và tiến hành gói giám sát. Bước này bao gồm việc cài đặt các cảm biến bảo mật, cấu hình các giải pháp quản lý log và cài đặt giám sát thời gian thực. Đội ngũ chuyên gia ngoài ra sẽ thiết lập các kênh liên lạc để phản ứng hiệu quả và tối ưu trước sự cố bảo mật
Giám Sát
Hoạt động giám sát mạng và hệ thống của doanh nghiệp liên tục, sử dụng đa dạng các công cụ và kỹ thuật để phát hiện và phản ứng trước các sự cố bảo mật kịp thời nhất. Việc này bao gồm giám sát thời gian thực, phân tích log và threat intelligence
Ứng Cứu Sự Cố
Trong tình huống xảy ra sự cố bảo mật, đội ngũ CyStack sẽ nhanh chóng xác định gốc rễ vấn đề để xảy ra sự cố, ngăn chặn sự cố trở nên nghiêm trọng hơn và giải quyết các vấn đề liên quan. Đội ngũ chuyên gia sẽ liên hệ với doanh nghiệp thường xuyên để cung cấp các cập nhật liên tục về tình trạng của sự cố và các thao tác phù hợp đã được tiến hành để ngăn chặn sự cố tương tự xảy ra trong tương lai
Báo Cáo
Các chuyên gia CyStack cung cấp các báo cáo bảo mật định kỳ cho doanh nghiệp. Trong báo cáo sẽ mô tả chi tiết các sự cố bảo mật đã được phát hiện, các công việc đã được tiến hành để khắc phục các sự cố này, và đánh giá tổng thể tình trạng bảo mật của doanh nghiệp
Liên Tục Cải Thiện
Đội ngũ CyStack liên tục cải thiện, thường xuyên cập nhật gói Security Monitoring và tích hợp các công nghệ bảo mật mới nhất để đảm bảo cung cấp các dịch vụ quản lý giám sát an ninh mạng hiệu quả nhất
Các loại hình Giám Sát Bảo Mật
Giám Sát Bảo Mật Mạng
Bao gồm việc giám sát hạ tầng mạng, bao gồm các server, router, switch và tường lửa, được thiết kế để phát hiện và ngăn chặn các sự cố bảo mật, ví dụ như các cuộc tấn công xâm nhập, truy cập trái phép và lộ lọt dữ liệu
Giám Sát Bảo Mật Thiết Bị Đầu Cuối
Bao gồm việc giám sát thiết bị đầu cuối cá nhân, ví dụ như máy tính xách tay, máy tính để bàn và các thiết bị di động, được thiết kế để phát hiện và ngăn chặn các sự cố bảo mật, như lây nhiễm các phần mềm độc hại, truy cập trái phép và lộ lọt dữ liệu
Giám Sát Bảo Mật Ứng Dụng
Bao gồm việc giám sát các ứng dụng và các hệ thống phần mềm, được thiết kế để phát hiện và ngăn chặn các sự cố bảo mật, như các lỗ hổng phần mềm, truy cập trái phép và lộ lọt dữ liệu
Giám Sát Bảo Mật Điện Toán Đám Mây
Bao gồm việc giám sát hạ tầng và các ứng dụng triển khai trên nền tảng điện toán đám mây, được thiết kế để phát hiện và ngăn chặn các sự cố bảo mật, như truy cập trái phép, lộ lọt dữ liệu và cấu hình thiếu an toàn
Giám Sát Bảo Mật Cơ Sở Dữ Liệu
Bao gồm việc giám sát các cơ sở dữ liệu và các kho lưu trữ dữ liệu, được thiết kế để phát hiện và ngăn chặn các sự cố bảo mật, như truy cập trái phép, lộ lọt và đánh cắp dữ liệu
Giám Sát Tuân Thủ Quy Định
Bao gồm việc đảm bảo tổ chức đang tuân thủ chặt chẽ các điều luật và tiêu chuẩn bảo mật liên quan như PCI DSS, HIPAA hoặc các quy định khác
Giám Sát Mối Đe Dọa Nội Bộ
Bao gồm việc phát hiện và ngăn chặn các sự cố bảo mật gây ra bởi tác nhân bên trong doanh nghiệp, như nhân viên, nhà thầu hay đối tác