Operations Security

8 lợi ích của EDR với an ninh mạng doanh nghiệp

CyStack Avatar

CyStack Editor

Content Executive @ Marketing Team|April 5, 2023

Hệ thống Phát hiện và phản hồi các mối nguy hại tại điểm cuối (Endpoint Detection & Response – EDR) là một bộ công cụ bảo mật không gian mạng được thiết kế để phát hiện và loại bỏ các phần mềm độc hại hoặc bất kỳ hoạt động khả nghi nào khác trên mạng.

tại sao nên sử dụng hệ thống EDR?

Các giải pháp EDR được sử dụng để phát hiện và đánh giá mọi hoạt động đáng ngờ trên các điểm cuối của hệ thống mạng. EDR đang trở thành một giải pháp được hầu hết các doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng nhằm đảm bảo an ninh mạng. Việc xem xét EDR cũng như SIEM (hệ thống quản lý thông tin nhật ký và các sự kiện an ninh) là rất quan trọng và hai giải pháp này sẽ đem tới kết quả tốt hơn khi được phối hợp với nhau.

Dưới đây là những lý do khiến EDR trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp:

Phòng ngừa chủ động

Với sự phụ thuộc ngày càng cao vào công nghệ của các doanh nghiệp, ranh giới giữa hệ thống nội bộ và thế giới bên ngoài của các công ty đang mở rộng rất nhanh. Quản trị theo hướng xử lý những mối đe dọa và các vấn đề bảo mật trong không gian mạng sau khi “sự đã rồi” không còn là một chiến lược khôn ngoan nữa.

Phương pháp tiếp cận hiện nay là xác định các mối đe dọa trên mạng và các cuộc tấn công tiềm năng trước khi chúng xảy ra và có biện pháp khắc phục ngay lập tức. Các giải pháp EDR phù hợp nhất với phương pháp chủ động quản lý các mối đe dọa an ninh đối với hệ thống mạng.

Tại sao EDR lại quan trọng? EDR có thể giúp bạn phát hiện ngay cả các phần mềm độc hại có mã đa hình và luôn tự phát triển để có hành động khắc phục phù hợp. Các chương trình chống vi-rút truyền thống không còn phù hợp để bảo mật cho hệ thống mạng của doanh nghiệp nữa vì tin tặc đã trở nên thông minh hơn, cũng như phát minh ra nhiều phần mềm độc hại và các mối đe dọa có thể dễ dàng qua mặt các phần mềm chống vi-rút.

Quản lý và giám sát dữ liệu tốt hơn

Các giải pháp EDR được thiết kế sao cho có thể thu thập và giám sát dữ liệu trên từng điểm cuối trên mạng. Các giải pháp đó thu thập và giám sát dữ liệu liên quan đến những mối đe dọa an ninh tiềm năng đối với mạng. Dữ liệu được thu thập và lưu trữ dưới dạng cơ sở dữ liệu trên các điểm cuối.

Dữ liệu được lưu trữ có thể được phân tích thêm để xác định nguyên nhân gốc rễ của bất kỳ vấn đề bảo mật nào và cũng để phát hiện bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn nào trong không gian mạng. Thu thập, giám sát và phân tích các dữ liệu điều tra chất lượng cao như vậy cũng giúp ích trong việc chuẩn bị chiến lược quản lý và ứng phó với sự cố tốt hơn.

Thích hợp với các hệ thống mạng quy mô lớn

Như đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp phải mở rộng quy mô hệ thống mạng của mình để đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Các doanh nghiệp đã được cách mạng hóa nhờ sự phát triển của công nghệ giúp cho họ mở rộng ranh giới giữa hệ thống nội bộ và hệ thống bên ngoài một cách đáng kể.

Các doanh nghiệp có thể có hàng trăm ngàn điểm cuối trên hệ thống mạng của họ. Quy mô hệ thống mạng lớn như vậy khiến chúng dễ bị tấn công hơn do có thể bị xâm phạm từ nhiều điểm.

Các chương trình chống vi-rút truyền thống không đủ mạnh để có thể bảo mật cho các hệ thống mạng lớn như vậy. Các giải pháp EDR được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu của các hệ thống mạng có quy mô lớn. Các giải pháp này nhờ có thiết kế và cấu ​​trúc đặc thù có thể dễ dàng thu thập và giám sát dữ liệu liên tục trên tất cả các điểm cuối này.

Tính năng đặc biệt đó của các giải pháp EDR khiến chúng trở nên vô cùng quan trọng đối với an ninh mạng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi thuê dịch vụ quản lý EDR bên ngoài, doanh nghiệp cần yêu cầu nhóm các chuyên gia giám sát hệ thống 24/7.

Hệ thống phân tích dữ liệu tích hợp vô cùng hữu hiệu

Giải pháp EDR hiệu quả luôn đi kèm với hệ thống phân tích dữ liệu tích hợp vô cùng hữu hiệu.

Những công cụ phân tích này giúp doanh nghiệp xác định các mối đe dọa an ninh mạng ngay từ giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của chúng và giúp doanh nghiệp đối phó một cách hiệu quả. Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ EDR, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo từ chuyên gia an ninh mạng và không cần phải lo ngại về việc thông tin bị sai lệch.

Các giải pháp EDR còn tích hợp các công cụ phân tích sẵn có khác như trí thông minh dựa trên nền tảng đám mây, machine learning (học máy), mô hình thống kê, v.v … rất hữu ích cho đội ngũ phụ trách CNTT của doanh nghiệp.

Khả năng tương thích và tích hợp với các công cụ bảo mật khác

Một ưu điểm khác của việc sử dụng các giải pháp EDR là tính linh hoạt và khả năng tương thích của chúng. Các hệ thống này rất linh hoạt, tương thích và tích hợp hoàn hảo với các công cụ bảo mật khác.

Doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp các giải pháp EDR của mình với các công cụ bảo mật khác như phân tích phần mềm độc hại, network forensics (tạm dịch: điều tra mạng), công cụ SIEM, trí thông minh nhân tạo về các mối đe dọa, v.v để giúp bảo mật hệ thống mạng tốt hơn. Hầu hết các hệ thống và giải pháp EDR đều có API (giao diện lập trình ứng dụng) mở cũng như các tài liệu và cấu ​​trúc tham chiếu. Đây là một câu trả lời tuyệt vời cho câu hỏi tại sao EDR lại quan trọng đến vậy

Doanh nghiệp cũng có thể đi trước một bước bằng cách tích hợp các giải pháp EDR của mình vào Nền tảng phối hợp bảo mật không gian mạng tích hợp (ICOP) từ các nhà cung cấp khác nhau. Khả năng tương thích và tích hợp tuyệt vời các giải pháp EDR này với một loạt các công cụ bảo mật khác giúp doanh nghiệp tăng cường bảo mật và biến các giải pháp EDR trở thành tài nguyên bắt buộc đối với hệ thống mạng của mình.

Quan sát các điểm cuối nhưng không can thiệp vào đó

Chúng ta không nên chồng chất những phần mềm cho máy khách (client software) nặng và cồng kềnh lên các điểm cuối. Các chương trình chống vi-rút truyền thống có nhược điểm này do chúng chiếm không gian đáng kể và trở thành gánh nặng đối với các điểm cuối.

Điểm cuối trong giải pháp EDR đóng một vai trò rất quan trọng. Chúng giúp xác định các mối đe dọa và các vấn đề tiềm ẩn trong không gian mạng và giúp chuẩn bị cách thức ứng phó thích hợp với sự cố.

Điểm cuối chịu trách nhiệm cho các quá trình phát hiện và phản hồi. Các giải pháp EDR hiệu quả sẽ sử dụng ít không gian hơn và chỉ để lại dấu vết tiếp xúc tối thiểu trên các điểm cuối. Các giải pháp này đều rất nhẹ và không mang tính chất xâm nhập, tạo điều kiện cho việc quan sát và theo dõi liên tục các điểm cuối mà không can thiệp vào các chức năng của chúng.

Tùy chọn tạo danh sách chấp thuận (whitelist) và danh sách đen (blacklist)

Các hệ thống EDR được tích hợp với các tùy chọn tạo danh sách trắng và danh sách đen. Danh sách trắng liệt kê các tiêu chí trong đó chỉ những ứng dụng nhất định mới được gán nhãn là danh sách trắng và được phép chạy trên hệ thống, trong khi các ứng dụng khác sẽ bị chặn.

Các tiêu chí này là điểm khởi đầu thích hợp để đảm bảo an toàn và bảo mật cho hệ thống mạng. Chúng có thể được sử dụng làm tuyến phòng thủ đầu tiên, đặc biệt nhằm chống lại các tin tặc khi đã biết cách thức hoạt động của chúng.

Doanh nghiệp sẽ được bảo vệ khỏi các tin tặc và tội phạm mạng như vậy. Ngoài các tiêu chí trong danh sách trắng và danh sách đen, một giải pháp EDR điển hình cũng sẽ bao gồm các tính năng bảo mật nâng cao khác, sử dụng phân tích hành vi để phát hiện các loại và xu hướng tấn công mạng mới.

Quản lý và ứng phó sự cố tốt hơn và theo thời gian thực

Các giải pháp EDR rất hiệu quả trong việc thu thập thông tin liên tục về dấu vết của phần mềm độc hại và các loại mối đe dọa mạng tiềm ẩn khác đối với hệ thống mạng. Dữ liệu này được lưu trữ trên các điểm cuối mạng và sẽ giúp ích cho chuẩn bị các chiến lược quản lý và ứng phó với sự cố phù hợp.

Tất cả thông tin cần thiết để chuẩn bị ứng phó hiệu quả với sự cố được thu thập trong thời gian thực nhờ có các giải pháp EDR. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ EDR để có được quyền truy cập tức thì vào kho dữ liệu phong phú và giá trị này để luôn cập nhật về bất kỳ mối đe dọa bảo mật tiềm năng nào đối với hệ thống mạng.

Trong một số trường hợp nhất định, các mối đe dọa mạng cụ thể có thể được xác định ngay từ giai đoạn ban đầu khi chúng đang phát triển trong môi trường mạng. Doanh nghiệp có thể tự thiết kế các cách ứng phó trong quản lý sự cố phù hợp tại giai đoạn đầu này để loại bỏ mối đe dọa ngay lập tức, trước khi chúng trở thành mối đe dọa chính thức cho hệ thống mạng.

Dữ liệu điều tra và bằng chứng được thu thập bởi các công cụ EDR cũng giúp cắt giảm thời gian điều tra và thời gian cần thiết để đội ngũ quản trị CNTT của doanh nghiệp chuẩn bị cách ứng phó và quản lý sự cố.

Bài viết liên quan

6 lý do doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị bảo mật hỗ trợ tuân thủ Nghị định 13
6 lý do doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị bảo mật hỗ trợ tuân thủ Nghị định 13
15/11/2023|Operations Security

Việc Chính phủ ban hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo mật dữ liệu cá nhân đã tạo nên một tác động đáng kể đối với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuân thủ và bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức lớn mà còn có thể …

Những thách thức của Nghị định 13 đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Những thách thức của Nghị định 13 đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
13/11/2023|Operations Security

Sự ra đời của Nghị định 13/2023/NĐ-CP có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển công nghệ thông tin nói chung và việc bảo vệ dữ liệu cá nhân nói riêng tại Việt Nam. Song, văn bản này cũng đặt ra những thách thức đáng kể cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những …

Downtime là gì? Cách giảm tình trạng downtime của website
Downtime là gì? Cách giảm tình trạng downtime của website
21/09/2023|Operations Security

Bạn cần biết những gì về thời gian downtime của website? Mặc dù hầu hết các website và dịch vụ web đều cố gắng hạn chế thời gian downtime (thời gian chết của website), đó vẫn là điều không thể tránh khỏi.