HomeBlogDowntime là gì? Cách giảm tình trạng downtime của website
Operations Security

Downtime là gì? Cách giảm tình trạng downtime của website

5 phút để đọc
Locker Avatar

Trung Nguyen

21/09/2023
Locker logo social

CEO @CyStack

Reading Time: 5 minutes

Mặc dù hầu hết các website và dịch vụ web đều cố gắng hạn chế thời gian downtime (thời gian chết của website), đó vẫn là điều không thể tránh khỏi. Ngay cả những website khổng lồ như Google và Facebook đôi khi cũng bị gián đoạn. Vậy, thời gian downtime của website là gì? Nguyên nhân gì gây nên hiện tượng này và làm sao để giảm thiểu tối đa thời gian website không khả dụng?

Downtime là gì?

Thời gian downtime (thời gian website ngừng hoạt động) là một thuật ngữ chủ quan giống như uptime (thời gian hoạt động của website), thường dùng để chỉ trường hợp người dùng không thể truy cập vào một website cụ thể. Ngày nay, nguyên nhân gây ra thời gian downtime thường phức tạp hơn thế. Hiệu suất kém cũng có thể tính là thời gian downtime nếu nó ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của người dùng.

Thời gian downtime của website là gì cystack website bị gián đoạn

Điều gì gây ra thời gian downtime?

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến website ngừng hoạt động. Một số nguyên nhân nằm ở sự kiểm soát của nhà cung cấp, chẳng hạn như bảo trì theo lịch trình. Sẽ có nhiều tình huống dẫn đến website bị gián đoạn, nhưng hầu hết các nguyên nhân đều rơi vào những loại sau.

Lỗi do con người

Gián đoạn website có thể là do những lỗi dù là nhỏ nhất. Một đoạn mã vô tình bị thay đổi hay đơn giản là bị lỗi đánh máy nhưng vẫn hoạt động trong quá trình test mã cũng có thể khiến cả hệ thống bị offline vào những thời điểm bất ngờ.

Hỏng hóc thiết bị

Đã là máy móc thì cũng có lúc sẽ bị hỏng hóc và hoạt động không hiệu quả. Thường xuyên bảo trì phần cứng là cách duy nhất để giảm thiểu thời gian downtime gây ra do phần cứng. Ví dụ như Amazon, trang thương mại điện tử khổng lồ đã gặp sự cố và gây ảnh hưởng đến cả châu Âu vào năm 2010. Mặc dù lúc đầu sự cố bị nghi là do hackers gây ra, nhưng sau đó Amazon đã phát hiện ra nguyên nhân là do hỏng hóc phần cứng tại trung tâm dữ liệu của họ.

Tấn công bằng phần mềm độc hại

Hacker luôn tìm ra những cách mới để xâm nhập và gián đoạn website của các doanh nghiệp. Một biện pháp phổ biến chính là tấn công DDoS, loại hình tấn công máy chủ với các câu lệnh liên tiếp đồng loại đến từ nhiều địa điểm gây ra quá tải.

Làm sao để giảm thời gian gián đoạn website?

Đối với phần cứng, các công ty sử dụng cùng lúc nhiều biện pháp để đảm bảo rằng hệ thống luôn sẵn sàng cho các sự cố, và trung tâm dữ liệu sẽ giúp duy trì cho hoạt động website diễn ra liên tục. Các dịch vụ giám sát nhân tạo sẽ giúp trông coi hiệu năng, chức năng của các website, máy chủ, API và ứng dụng web, đưa ra cảnh báo cho đội ngũ nhân viên khi có vấn đề xảy ra.

Giám sát Uptime

Giám sát uptime (hay Uptime Monitoring) là một loại hình giám sát nhân tạo sử dụng mạng lưới các máy tính (checkpoints) để gửi yêu cầu, gửi ping và kết nối với máy chủ cùng các website khác. Những ứng dụng giám sát cơ bản này sẽ kiểm tra mã phản hồi và thời gian phản hồi rồi thông báo kết quả về cho dịch vụ giám sát. Nếu có lỗi xảy ra khiến cho thời gian phản hồi chậm hơn dự kiến, dịch vụ giám sát sẽ đưa ra cảnh báo hoặc đánh giá lỗi từ một checkpoint khác trước khi đưa ra cảnh báo.

Giám sát tính khả dụng

Giám sát khả dụng nâng cao sử dụng các loại hình giám sát chuyên ngành để xác minh tính khả dụng dựa trên những máy chủ hoặc chức năng cụ thể. Các công ty sử dụng Giám sát khả dụng nâng cao để:

    • Xác minh chứng chỉ TLS / SSL
    • Kiểm tra DNS bằng cách xác minh các trường khóa trong mục nhập DNS,
    • Giao tiếp với máy chủ email POP3 và SMTP,
    • Truy vấn và kiểm tra cơ sở dữ liệu MySQL và SQL Server, kiểm
    • Tính khả dụng và tải xuống cho FTP và SFTP.

Giám sát hiệu năng

Cả giám sát uptime và khả dụng nâng cao đều là cách tốt để kiểm tra sự cố hệ thống, nhưng chúng chỉ có thể kiểm tra hiệu năng và chức năng ở mức hạn chế. Hiệu suất Web, Ứng dụng Web và Giám sát API đưa hoạt động giám sát khả dụng lên một cấp độ khác.

Công cụ giám sát Uptime tốt nhất

Khi nói đến các công cụ giám sát Uptime phổ biến, ta có thể kể tới Uptime Robot, Pingdom,… Các công cụ này hoạt động khác hiệu quả và cho phép người dùng miễn phí giám sát website của mình với chu kỳ 5 phút/1 lần. Người dùng trả phí sẽ được phép nâng cao tần suất kiểm tra tới mức 1 phút/lần hoặc 30s/lần. Tuy nhiên, nhược điểm của các công cụ này là chúng không có máy chủ đặt tại Việt Nam. Việc sử dụng và thiết lập cũng tương đối phức tạp.

Hiểu được điều này, các kỹ sư An toàn thông tin tại CyStack đã tích hợp tính năng Giám sát Uptime vào phần mềm Cloud Security – Giải pháp giám sát bảo mật và hiệu năng website tổng thể. Cloud Security có các ưu điểm mà các phần mềm phổ biến trên thế giới không có được: đó là máy chủ đặt tại Việt Nam, do đó giám sát được khả năng truy cập của website với người dùng Việt Nam!

Giao diện tính năng Uptime Monitoring của Cloud Security by CyStack

Ngoài ra, phần mềm có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và dễ dàng theo dõi các khoảng thời gian Uptime/downtime phục vụ nhu cầu giám sát hiệu năng website của các webmaster.

Dịch vụ Cloud Security còn vượt trội với các tính năng giám sát hiệu năng khác như: SSL cert, blacklist, DNS change,…

Kết luận

Rất khó để tránh website bị gián đoạn, nhưng với các hệ thống hỗ trợ và giải pháp giám sát phù hợp như Cloud Security, người dùng hoàn toàn có thể giảm thiểu thời gian downtime xuống mức thấp nhất. Khi đó, công việc kinh doanh online trên các trang web TMĐT sẽ đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp và giảm thiểu rủi ro downtime làm mất doanh số.

CyStack blog

Mẹo, tin tức, hướng dẫn và các best practice độc quyền của CyStack

Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Hãy trở thành người nhận được các nội dung hữu ích của CyStack sớm nhất

Xem chính sách của chúng tôi Chính sách bảo mật.