Data Security

Mã hóa AES-256 là gì?

CyStack Avatar

CyStack Editor

Content Executive @ Marketing Team|March 21, 2022

Tội phạm mạng luôn luôn rình rập, tìm kiếm các mắt xích yếu để xâm nhập và gây hại. Vậy thì làm cách nào để người dùng, trong một thế giới ngày càng kết nối ngày nay có thể có được sự đảm bảo chắc chắn rằng dữ liệu của họ an toàn, cho dù nó đang được lưu trữ ở bất cứ đâu ?

Mã hóa là một cách phổ biến nhất để bảo vệ các thông tin nhạy cảm. Mã hóa hoạt động theo công thức chuyển hóa các văn bản thuần túy thành văn bản được mã hóa được tạo thành từ các ký tự có vẻ như là ngẫu nhiên, tất nhiên chỉ có những ai có mã khóa đặc biệt mới có thể giải mã nó. AES sử dụng mã hóa khóa đối xứng, chỉ sử dụng một mã khóa duy nhất để mã hóa và giải mã thông tin.

Tiêu chuẩn mã hóa nâng cao (AES) là tiêu chuẩn mã hóa đầu tiên và duy nhất được Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA) phê chuẩn sử dụng để bảo mật thông tin tuyệt mật. AES ban đầu được gọi là Rijndael theo tên hai nhà phát triển của nó, hai chuyên gia mật mã hóa người Bỉ Vincent Rijmen và Joan Daemen.

Ảnh sau đây mô tả cách mã hóa khóa đối xứng hoạt động: 

AES-256 có độ dài khóa 256 bits, hỗ trợ kích thước bit lớn nhất và thực tế không thể phá vỡ bằng cách tấn công brute-force dựa trên công nghệ hiện tại, điều này biến AES-256 trở thành tiêu chuẩn mã hóa mạnh nhất hiện nay. Bảng sau đây thể hiện các tổ hợp mã khóa có thể được tạo ra theo cấp số nhân khi kích thước của khóa tăng.

Kích thước khóaSố lượng tổ hợp khóa 
1 bit2
2 bit4
4 bit8
8 bit256
16 bit65536
32 bit4.2 x 109
56 bit (DES)7.2 x 1016
64 bit1.8 x 1019
128 bit (DES)3.4 x 1038
192 bit (DES)6.2 x 1057
256 bit (AES)1.1 x 1077
Nguồn: https://www.eetimes.com/document.asp?doc_id=1279619

SecurEncrypt: Mã hóa AES-256 trên thiết bị lưu trữ Flash ATP

Thiết bị Flash ATP SecurStor với công nghệ SecurEncrypt với mã hóa AES-256 nhằm bảo vệ dữ liệu khỏi các truy cập trái phép.

Sử dụng một bộ mô-đun bảo mật dựa trên phần cứng và công cụ AES, khi người dùng ghi dữ liệu vào thiết bị lưu trữ, bộ tạo số ngẫu nhiên (RNG) tạo ra một mã khóa đối xứng 256-bit và sau đó chuyển qua cho AES. AES sau đó mã hóa văn bản gốc (dữ liệu gốc) thành văn bản mã hóa (dữ liệu được mã hóa) và gửi nó tới bộ nhớ flash (NAND Flash) để lưu trữ.

Ngược lại, nếu người dùng muốn lấy dữ liệu từ thiết bị lưu trữ, AES giải mã văn bản đã được mã hóa và sau đó gửi cho người dùng. Quá trình mã hóa/giải mã được thực hiện ở cấp độ flash qua đó không cần sự can thiệp của người dùng, do đó không có sự suy giảm về hiệu suất và tốc độ truyền dữ liệu không bị chậm lại.

Theo atpinc

Bài viết liên quan

Tấn công mã hóa dữ liệu (phần 1) – Liệu có thể khôi phục khóa mà không trả tiền chuộc?
Tấn công mã hóa dữ liệu (phần 1) – Liệu có thể khôi phục khóa mà không trả tiền chuộc?
06/04/2024|Data Security

2 tuần trở lại đây, Việt Nam chứng kiến hàng loạt vụ tấn công mạng, trong đó phần nhiều được cho là có liên quan đến mã độc mã hoá dữ liệu và tống tiền, còn được gọi là ransomware. Những vụ tấn công này không chỉ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và …

Tuân thủ PCI DSS là gì? 12 Yêu Cầu đối với Ngành Thẻ và Thanh Toán
Tuân thủ PCI DSS là gì? 12 Yêu Cầu đối với Ngành Thẻ và Thanh Toán
15/09/2023|Data Security

An toàn dữ liệu không chỉ là một yêu cầu, đó còn là chìa khóa để đạt được thành công trong thị trường tài chính cạnh tranh khốc liệt. Việc tuân thủ PCI DSS (Tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ngành thẻ thanh toán) sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng sự tin tưởng và uy …

Giao thức HTTP và HTTPS là gì? Tại sao nên sử dụng HTTPS?
Giao thức HTTP và HTTPS là gì? Tại sao nên sử dụng HTTPS?
27/09/2023|Data Security

Giao thức HTTPS đã vượt HTTP với hơn một nửa số website trên toàn thế giới được bảo mật bởi giao thức này. Phổ biến là vậy, nhưng còn bạn – bạn có thực sự hiểu HTTPS là gì và giao thức này đã bảo vệ người truy cập như thế nào?