Không chỉ đơn thuần là một cách lưu trữ tài sản số, MPC Wallet còn mở ra một hướng đi hoàn toàn mới trong việc bảo vệ quyền riêng tư và chống lại các rủi ro mất mát tài sản. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp an toàn hơn cho ví crypto của mình, thì mpc wallet là 1 khái niệm bạn thực sự cần lưu tâm. Trong bài viết này, mình sẽ giúp bạn hiểu rõ: MPC wallet là gì, cơ chế hoạt động ra sao và vì sao nó đang trở thành xu hướng trong thế giới blockchain.
Multi-Party Computation (MPC) là gì?
Để hiểu rõ hơn về MPC wallet, trước tiên chúng ta cần biết về khái niệm gốc: multi-party computation (MPC), hay còn được gọi là multi-party secure computation hoặc secure multi party computation MPC.
Multi-party computation thực ra chỉ đơn giản là một kỹ thuật mật mã, cho phép nhiều bên cùng nhau thực hiện một phép tính mà không ai trong số họ phải tiết lộ dữ liệu riêng tư của mình. Điều này là cực kỳ quan trọng trong thời đại mà thông tin cá nhân dễ bị lộ lọt và việc bảo vệ dữ liệu đang được công công ty, cá nhân rất lưu tâm.
Hình dung thế này cho dễ hiểu:
Giả sử có 3 lập trình viên blockchain muốn biết mức lương trung bình của cả nhóm, nhưng không ai muốn “lộ” mức lương cá nhân. Thay vì phải tin tưởng giao số liệu cho bên thứ ba, họ sẽ sử dụng một giao thức MPC. Mỗi người giữ kín thông tin của mình, và kết quả tính trung bình vẫn được tính ra một cách minh bạch mà không ai biết lương của ai.
Điều mình cực kỳ thích ở multi party computation MPC là:
- Dữ liệu cá nhân được bảo vệ tuyệt đối.
- Kết quả tính toán cực kỳ chính xác, không sai lệch.
- Ngay cả khi có người cố ý gian lận, họ cũng không thể làm rò rỉ dữ liệu hay làm sai lệch kết quả.
Xem thêm: ZK Rollups: Giải pháp Layer-2 cho Ethereum
MPC Wallet là gì?
Vậy MPC wallet là gì?
Hiểu đơn giản, MPC wallet là loại ví điện tử cho phép nhiều bên cùng quản lý tài sản kỹ thuật số một cách an toàn bằng cách áp dụng công nghệ multi-party computation.
Khác với ví truyền thống nơi private key (khóa riêng tư) nằm gọn trong một thiết bị hoặc file duy nhất (rủi ro cực kỳ cao), MPC wallet chia khóa riêng thành nhiều phần nhỏ, phân phối cho các bên khác nhau. Không ai nắm toàn bộ khóa!
Điều này giúp bạn:
- Tránh được mất mát khóa riêng do lỗi cá nhân.
- Ngăn hacker đánh cắp toàn bộ khóa dù xâm nhập được vào một phần.
- Loại bỏ Single Point of Failure.
Mình thực sự ấn tượng vì với MPC wallet, vừa bảo mật mạnh mẽ, vừa truy cập tài sản được linh hoạt.
MPC Wallet vs Multisig Wallet: Khác biệt ở đâu?
Trước khi có MPC wallet, cộng đồng crypto đã từng rất chuộng multisig wallets (ví đa chữ ký).
Multisig hoạt động bằng cách yêu cầu nhiều khóa riêng khác nhau để ký duyệt một giao dịch. Ví dụ, bạn cần 2/3 người đồng ý mới gửi được tiền.
Trong khi đó, MPC wallet:
- Không có nhiều khóa riêng biệt.
- Chỉ có một khóa duy nhất nhưng được chia nhỏ thành các phần, tính toán theo thuật toán multi-party computation.
- Giao dịch được ký một cách “hợp tác” mà không cần tiết lộ phần khóa nào.
Cảm nhận cá nhân của mình là MPC “mượt” hơn nhiều so với multisig, đặc biệt khi mở rộng quy mô hoặc cần hỗ trợ nhiều blockchain khác nhau.
Có thể bạn quan tâm: Token ERC 20 là gì?
Tại sao MPC Wallet lại ngày càng được ưa chuộng?
Có nhiều lý do khiến mình thấy MPC wallet ngày càng được nhiều người sử dụng:
- Zero trust hoàn toàn với các bên thứ ba: Các phần khóa được phân phối, không ai có toàn quyền.
- Tăng cường quyền riêng tư dữ liệu: Mọi thông tin được mã hóa khi lưu trữ và truyền tải.
- Chính xác cao: Sử dụng kỹ thuật mật mã chuẩn mực.
- Không còn điểm thất bại đơn lẻ: Không cần lo lắng mất hết tài sản chỉ vì mất một thiết bị.
- Khó bị hack hơn: Hacker phải tấn công đồng thời nhiều bên mới chiếm được toàn bộ khóa.
- Ít phụ thuộc vào cold storage: Bạn có thể lưu trữ tài sản online mà vẫn đảm bảo an toàn.
=> Nếu bạn đã từng đau đầu với nguy cơ mất khóa riêng như mình, MPC wallet thực sự là cứu cánh.
Hạn chế của MPC Wallet (nhưng không quá đáng lo)
Dĩ nhiên, không có công nghệ nào hoàn hảo tuyệt đối. Một vài điểm chúng ta nên lưu ý khi dùng mpc wallet:
- Tăng chi phí tính toán: Do phải thực hiện nhiều bước mã hóa, tốc độ đôi khi chậm hơn.
- Chi phí truyền thông cao hơn: Cần truyền dữ liệu giữa các bên nên tiêu tốn băng thông.
Nhưng theo trải nghiệm thực tế của mình, với các ví MPC hiện đại, những hạn chế này gần như không ảnh hưởng quá nhiều đến người dùng cá nhân.
Một số ví MPC nổi bật cho bạn lựa chọn
Nếu bạn đang phân vân chưa biết chọn ví nào, đây là vài cái tên đình đám mà mình khuyên thử:
- ZenGo: Dành cho người dùng cá nhân, giao diện siêu thân thiện, tích hợp Web3 cực nhanh.
- Fireblocks: Phù hợp cho tổ chức lớn, hỗ trợ hơn 30 blockchain khác nhau.
- Coinbase Wallet: Một lựa chọn uy tín, dễ dùng, tích hợp sâu với Web3 và NFT.
Tùy vào nhu cầu cá nhân hay tổ chức, bạn có thể chọn ví phù hợp. Cá nhân mình đang dùng thử ZenGo và cảm thấy khá ok.
MPC Wallet đang và sẽ tiếp tục là tương lai của ngành bảo mật tài sản số
Mình tin rằng công nghệ multi party computation chính là tương lai cho việc quản lý và bảo vệ tài sản kỹ thuật số. Không còn nỗi lo mất khóa riêng, không còn sợ bị hack dễ dàng, và cũng không cần phụ thuộc quá nhiều vào cold wallet phức tạp. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp bảo mật an toàn, thông minh và dễ dùng, mình nghĩ đã đến lúc thử trải nghiệm một chiếc MPC wallet rồi đấy!
Bài viết liên quan: