Vô số lỗ hổng tồn tại trong các website trên thế giới, nhưng cũng có vô số công cụ kiểm tra bảo mật website mà bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn cho mình.
Chỉ cần lướt qua trang đầu của kết quả tìm kiếm Google, bạn có thể tìm thấy từ 10 – 30 lựa chọn, phần lớn trong các danh sách như “top các công cụ kiểm tra bảo mật website tốt nhất.”
Thoạt nhìn, việc này nghe có vẻ tiêu cực – nhưng sự thật là hầu hết các công cụ này đều có hiệu quả khá cao. Các phần mềm bảo mật dịch vụ (Security as a Service) đã và đang dành nhiều nỗ lực để đảm bảo chất lượng bảo mật được đảm bảo ở mức cao nhất trong khi giữ cho trải nghiệm người dùng đơn giản và thuận tiện. Chúng tôi cũng từng nói về vấn đề tại sao mọi nhà quản trị mạng đều nên sử dụng một công cụ kiểm tra bảo mật website online.
Tuy nhiên việc nắm được những đặc điểm cần có để làm nên một công cụ kiểm tra bảo mật website miễn phí hiệu quả. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về cách đánh giá chất lượng một công cụ quét lỗ hổng website để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất cho mình.
Tính trực quan
Dù là công cụ kiểm tra bảo mật website trực tuyến hay phần mềm tải về, thân thiện với người dùng là một yếu tố không thể thiếu. Người dùng những dịch vụ này về cơ bản rất đa dạng – bao gồm cả người có hoặc không có kiến thức công nghệ – và đều mong muốn làm website của mình được bảo mật hơn. Không thể tạo ra một công cụ quét lỗ hổng website mà lại bỏ qua đối tượng người dùng phổ thông hay có trải nghiệm người dùng tệ hại – không người dùng nào lại muốn có thêm vấn đề để đối mặt. Ngay cả với những người có chuyên môn bảo mật, một khi đã lựa chọn một công cụ kiểm tra bảo mật website, họ đều kỳ vọng có thể giải quyết vấn đề mà không phải tốn quá nhiều công đoạn.
Một số câu hỏi bạn có thể tự đặt ra là:
- Những tác vụ nào sẽ được thực hiện tự động?
- Cần bao nhiêu thời gian để thiết lập/thực hiện quá trình quét lỗ hổng?
- Có bao nhiêu khúc mắc tôi gặp phải trong quá trình quét và sau khi nhận được báo cáo? Công cụ này đã hỗ trợ tôi như thế nào với những khúc mắc đó?
- Công cụ này đã sử dụng số dữ liệu thu được sau khi quét như thế nào và đã làm gì để hỗ trợ tôi vá lỗ hổng/tiếp tục quét lỗ hổng tồn tại trên website?
Tính tương thích
Kể cả công cụ kiểm tra bảo mật website tốt nhất cũng sẽ vô giá trị nếu không tương thích tốt với các thành phần của website của bạn – như JavaScript, HTML5, ứng dụng web Single Page hoặc xây dựng trên khung Google Web Toolkit.
Hãy chủ động kiểm tra để đảm bảo giải pháp kiểm tra bảo mật website miễn phí bạn chọn có tương thích với cơ chế xác thực và an ninh mà ứng dụng web của bạn đang sử dụng. Kiểm tra lại bằng cách xem lại danh sách các thành phần website được crawl để đảm bảo tất cả các thành tố của website đều được quét. Nếu website đó có phiên bản di động, hãy chắc chắn công cụ của bạn có kiểm tra cả trang này. Sau khi rà soát, khả năng là bạn có thể lược bớt rất nhiều lựa chọn không phù hợp với những nội dung có trên website của mình.
Ngoài ra: Nếu bạn có sử dụng một hệ thống quản lý nội dung như WordPress, Drupal hay Joomla, hãy chọn một giải pháp bảo mật website tương thích với các hệ thống này. Mỗi trong số chúng đều tồn tại một nhóm lỗ hổng khác nhau, như lỗ hổng Drupalgeddon và lỗ hổng xóa file bất kỳ mới đây trên WordPress mà chúng tôi đã giới thiệu.
Khả năng kiểm tra linh hoạt
Để định nghĩa “Kiểm tra linh hoạt”, hãy nhìn vào một ví dụ. Đôi khi dữ liệu như địa chỉ email có thể được truy cập trong quá trình kiểm tra. Nếu kết quả này chỉ dừng lại ở đó và các quá trình kiểm tra còn lại tiếp tục như thường lệ, có thể đánh giá phương thức kiểm tra đó chưa được “linh hoạt”. Để linh hoạt, công cụ bảo mặt website cần phải có khả năng xâu chuỗi và dùng kết quả quét đó vào mục đích kiểm tra khác, ví dụ như trong khung đăng nhập của phần mềm web
Khả năng kiểm tra linh hoạt đôi khi lại đóng vai trò quyết định trong việc kiểm tra bảo mật website.
Khả năng lên lịch quét
Lỗ hổng mới xuất hiện cũng nhanh như cách malware mới xuất hiện vậy. Cùng với việc số lượng website mới ngày càng gia tăng và lượng dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ tập trung ngày một nhiều, số lượng lỗ hổng được tìm ra và rơi vào tay tội phạm mạng ngày một gia tăng. Riêng năm 2017, số lượng lỗ hổng mới đã đạt tới 20,000 – một con số chưa từng thấy. Vì thế, website của bạn không an toàn sau chỉ một lần sử dụng công cụ kiểm tra bảo mật website miễn phí – bạn cũng cần phải tự nhắc nhở mình quét và giải quyết các vấn đề phát sinh sau mỗi khoảng thời gian nhất định.
Hoặc tốt hơn, tìm cho mình một giải pháp bảo mật có tính năng tự lên lịch và báo cáo liên tục các lỗ hổng còn tồn tại hay đã được cộng đồng bảo mật tìm ra.
Tính thực tế
Dù hầu như chất lượng các công cụ quét lỗ hổng website đang được cung cấp đều khá lạc quan, người quản trị website vẫn nên biết bản thân có đang bị ảnh hưởng bởi những lời “đao to búa lớn” của các dịch vụ này. Một số công cụ kiểm tra lỗ hổng website miễn phí khẳng định tầm quan trọng của việc “không bao giờ báo cáo dương tính sai lệch”. Tuy nhiên, về cơ bản nhiều lỗ hổng bảo mật không thể được đánh giá một cách chính xác tuyệt đối – và giữa việc bỏ qua một lỗ hổng nguy hiểm và không bỏ sót lỗ hổng nào, lựa chọn thứ hai có phần đảm bảo hơn đối với người dùng. Bên cạnh việc hạn chế báo cáo dương tính sai, thiết lập một cơ chế “đánh dấu” những lỗi sai này cũng cần thiết để có thể cân đối tính bảo mật và thuận tiện cho nhà quản trị.
CyStack Web Security – Công cụ quét lỗ hổng và giám sát bảo mật toàn diện cho website. Truy cập và nhận lượt quét đầu tiên miễn phí tại web.cystack.net/scan
CyStack