CEO @CyStack
Việc website bị tin tặc tấn công thực sự là thảm họa với các quản trị viên và chủ doanh nghiệp. Nó có thể phá hoại hoàn toàn hoặc làm ảnh hưởng lớn đến công việc kinh doanh của bạn. Vậy, cái giá phải trả khi website bị hack là bao nhiêu? Việc website bị hack ảnh hưởng như thế nào đến công việc kinh doanh? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.
Hậu quả của việc website bị hack là gì?
Bên cạnh các chi phí rõ ràng như trả tiền cho nhà phát triển để khắc phục sự cố, còn có rất nhiều những tổn thất khác phải trả cho một cuộc tấn công của tin tặc. Dưới đây là những hệ lụy thường thấy nhất.
1. Chi phí sửa chữa các website bị hack
Để trang web của bạn hoạt động trở lại, bạn có thể thuê một nhóm phát triển website, công ty bảo mật hoặc huy động các nhà phát triển website nội bộ, nếu bạn có bộ phận đó. Dù bạn chọn bất ai – thuê ngoài hoặc nội bộ – bạn cũng sẽ phải chi trả tiền cho họ. Khoản tiền này dĩ nhiên sẽ cao gấp nhiều lần chi phí bảo mật website: Chữa bệnh bao giờ cũng đắt hơn phòng bệnh!
Thay vì đầu tư tiền vào việc xây dựng chức năng mới hoặc cung cấp những cải tiến mới về bảo mật cho website của mình, bạn sẽ phải mất tiền cho việc khôi phục lại website bị tin tặc tấn công. Đó là tổn thất đầu tiên mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt.
2. Doanh thu bị mất do website ngừng hoạt động
Một website thương mại điện tử thì hầu hết doanh thu sẽ đến từ các trang web, các chương trình quảng cáo trên Website. Khi website của bạn càng lớn và lưu lượng truy cập càng nhiều thì bạn càng nhận được nhiều tỉ lệ chuyển đổi hơn, hay nói cách khách website của bạn càng giá trị. Việc website bị hack sẽ khiến bạn mất đi số tiền lớn mà đáng ra bạn sẽ kiếm được nếu website hoạt động bình thường. Số tiền này sẽ phụ thuộc vào lượng thời gian downtime mà website của bạn phải hứng chịu.
3. Dữ liệu bị mất hoặc bị đánh cắp
Website của bạn chắc chắn sẽ chứa những dữ liệu quan trọng cần thiết cho công ty của bạn. Bao gồm: thông tin khách hàng, thông tin đối tác. Việc website bị hack sẽ ảnh hưởng nhiều đến các dữ liệu này: bị rò rỉ trên mạng, bị mất, bị hỏng hoặc bị xâm phạm, điều này có thể khiến công việc kinh doanh của bạn phải ngừng hoạt động. Và bạn có thể sẽ phải trả cái giá rất đắt. Ngoài ra, nếu website chứa nhiều dữ liệu người dùng, dữ liệu media quan trọng thì bạn nên đặc biệt lưu ý vì có thể sẽ trở thành nạn nhân của việc bị đòi tiền chuộc.
Để có thể khôi phục hoàn toàn và kịp thời dữ liệu của bạn, hãy lưu trữ dữ liệu đó ở một vài nơi. Sử dụng nhiều hơn một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ cloud và dịch vụ sao lưu hàng ngày, cũng như sử dụng các dịch vụ khôi phục dữ liệu.
4. Google Blacklist
Google đang cố gắng làm cho Internet trở thành một nơi an toàn đối với mọi người. Khi các bot tìm kiếm của Google tìm thấy một số mã độc hại trong website của bạn, chúng sẽ gắn nhãn “Website may be hacked” hoặc đưa ra thông báo để ngăn cản người dùng truy cập các vào website của bạn.
Có lẽ chi phí phải trả để thoát khỏi danh sách đen là chi phí đau đớn nhất. Khi gặp các thông báo này thực sự sẽ là cơn ác mộng đối với người dùng, bao gồm cả khách hàng trung thành, đối tác và đối thủ của bạn, khi xem cảnh báo “Trang web này có thể bị tấn công” hoặc “Trang web này có thể gây hại cho máy tính của bạn” ngay bên dưới tên công ty của bạn trên kết quả tìm kiếm của Google hoặc thông báo từ trình duyệt.
Một điều khá rắc rối nữa là Google sẽ cần 1 khoảng thời gian để cập nhật chỉ mục và thời gian là tiền bạc. Sau khi trang web của bạn được khôi phục, bạn phải đợi một hoặc hai tuần cho đến khi Google ngừng gắn nhãn website của bạn bị tấn công và xóa bạn khỏi danh sách đen. Và trong thời gian quý báu này thì phần lớn người dùng sẽ tránh xa website của bạn. Thêm một tổn thất khi website bị tấn công chính là những khoản tiền thất thoát từ việc lưu lượng truy cập bị giảm đi.
5. Mất khách hàng trung thành
Khi website bị hack dù chỉ một lần, cũng sẽ khiến cho danh tiếng của công ty bị ảnh hưởng. Ngay cả khi website của bạn đã thoát khỏi danh sách đen của Google. Điều này không có nghĩa là mọi người sẽ quên đi việc đó. Nếu website của bạn chứa tài khoản người dùng hoặc có tích hợp hệ thống thanh toán trực tuyến, khách hàng sẽ ngần ngại ủy thác cho bạn những dữ liệu cá nhân của họ trong tương lai.
6. Chiến dịch marketing bị ảnh hưởng
Nếu bạn đã và đang chuẩn bị một số chiến dịch marketing lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng trong thời gian website của bạn bị tấn công hoặc thậm chí nếu bạn đã khôi phục nó trước ngày dự kiến nhưng phải đợi để thoát khỏi danh sách đen của những công cụ tìm kiếm thì kế hoạch của bạn có lẽ vẫn bị ảnh hưởng. Bạn sẽ phải trì hoãn các chiến dịch marketing của mình hoặc thậm chí hủy bỏ các chiến dịch đó. Vì vậy, những tổn thất khi website bị tấn công sẽ bao gồm cả cơ hội bị mất để kiếm thêm doanh thu từ chiến dịch marketing và chi phí cho sự chuẩn bị chiến dịch trở nên vô ích.
Làm sao để phòng chống?
Để giảm nguy cơ không mong đợi này, hãy bảo vệ website của bạn khỏi tin tặc bằng cách liên tục cải thiện khả năng bảo mật cho website. Tìm kiếm và phát hiện sớm các lỗ hổng bảo mật. Việc tạo ra những phần mềm độc hại đang phát triển nhanh chóng, chúng liên tục tìm cách mới để tấn công các website.
May mắn thay, lĩnh vực bảo mật cũng không chịu đứng yên, các công nghệ mới giúp phát hiện và chống lại phần mềm độc hại liên tục được phát minh. Nếu hệ thống bảo mật của bạn đã lỗi thời, hệ thống ấy sẽ để lại những lỗ hổng và lỗ hổng sẽ rất dễ bị phát hiện bởi các tin tặc. Hãy nhớ rằng, tốt hơn hết bạn nên đầu tư về bảo mật thay vì chấp nhận chịu những tổn thất khi website bị tấn công.
Tham khảo: Hướng dẫn bảo mật Website từ A – Z
Hãy hành động
Như vậy, cái giá phải trả khi website bị hack không chỉ dừng lại ở số tiền bạn phải bỏ ra để khôi phục website, mà còn có những hệ lụy khác đi kèm. Đôi khi, cái giá phải trả cao bất ngờ, tới chính bạn cũng không lường trước được.
Cứ mỗi phút trôi qua, lại có 1 website bị hack trên toàn thế giới. Việt Nam xếp thứ 19 trong các quốc gia có website bị hack nhiều nhất.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Việc thực hiện bảo mật tối đa cho website nên được chú trọng càng sớm càng tốt. Tham khảo bài viết Hướng dẫn Bảo mật Website toàn diện từ A – Z để có thêm kiến thức bảo vệ cho website của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký để nhận những bài viết & kiến thức bổ ích của chúng tôi thông qua email.