Reading Time: 3 minutes

WordPress là một nền tảng mở, cho phép người dùng xây dựng và phát triển website của riêng mình. Nền tảng này cũng ghi nhận số lượng các vụ hack website cao kỉ lục tại 83% vào năm 2017, gấp 6 lần đối thủ Joomla với tỉ lệ website bị hack chỉ vào khoảng 13%. Vậy, thực hư về tính bảo mật của WordPress ra sao? Những thói quen nào của người dùng gây ra hậu quả website bị hack? Và cách nào tốt nhất để giải quyết vấn đề rủi ro cho các website WordPress? Tất cả sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.

Website WordPress có thực sự dễ bị hack?

Câu trả lời ngắn gọn là KHÔNG. WordPress hoạt động dựa trên mã nguồn mở và có riêng một đội ngũ nhân viên chịu trách nhiệm tìm, xác định và sửa chữa các vấn đề bảo mật trong mã nguồn. Khi phát hiện ra lỗi bảo mật, các bản vá sẽ ngay lập tức được đưa ra để vá lỗi.

Vì vậy, có thể khẳng định bản thân WordPress rất an toàn trong trường hợp người dụng tuân thủ các quy trình bảo mật khắt khe. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp lý tưởng. Trên thực tế, các tin tặc thường rất tinh vi, lợi dụng từng sơ hở nhỏ của chủ website để khiến họ “cắn câu”

>> Top 5 plugin bảo mật tốt nhất dành cho WordPress

Những thói quen xấu khiến website WordPress bị hack

1. Đặt mật khẩu yếu

Sử dụng mật khẩu yếu là một trong những vấn đề về bảo mật lớn nhất mà bạn có thể dễ dàng phòng ngừa. Mật khẩu quản trị WordPress phải mạnh mẽ, bao gồm nhiều loại ký tự, ký hiệu hoặc số. Ngoài ra, mật khẩu của bạn nên cụ thể và không nên sử dụng chung với các tài khoản khác.

Giải pháp: Đặt mật khẩu khó & thay đổi mật khẩu định kỳ. Chắc chắn rằng bạn sao lưu mật khẩu của mình ở một nơi an toàn, để khi vô tình “quên” thì có thể xem lại.

2. Không cập nhật WordPress, Plugin hoặc Theme

Việc chạy các phiên bản WordPress, Plugin và Theme đã lỗi thời có thể khiến website dễ bị tấn công. Phiên bản cập nhật thường bao gồm bản vá lỗi cho các vấn đề bảo mật trong mã nguồn. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải luôn chạy phiên bản mới nhất của tất cả phần mềm được cài đặt trên trang WordPress.

Các bản cập nhật sẽ xuất hiện trong trang quản trị WordPress của bạn ngay khi xuất hiện. Tạo một bản sao lưu và sau đó chạy tất cả các bản cập nhật mỗi lần bạn đăng nhập vào trang WordPress của mình. Mặc dù cập nhật liên tục nghe có vẻ bất tiện, nhưng đây là cách tốt nhất để bảo mật WordPress.

3. Sử dụng Plugin và Theme từ nguồn không an toàn

Những đoạn mã không an toàn, lỗi thời hoặc bị lây nhiễm mã độc là một trong những lý do phổ biến nhất mà trang WordPress bị tấn công. Chỉ nên tải xuống và cài đặt plugin WordPress hay theme từ các nguồn có uy tín, chẳng hạn như WordPress.org hoặc các nhà cung cấp uy tín đã hoạt động được một thời gian dài.

Đặc biệt cẩn trọng với những theme và plugin miễn phí bạn tìm được trên mạng. Đừng cài đặt bất kì một yếu tố gì khi bạn chưa xác thực nguồn gốc và kiểm tra độ an toàn của chúng.

4. Sử dụng Hosting kém chất lượng hoặc chung hosting

Vì máy chủ WordPress là mục tiêu trọng điểm của nhiều kẻ tấn công. Việc sử dụng hosting chất lượng kém hoặc dùng chung hosting có thể làm cho trang web của bạn dễ bị hack hơn. Mặc dù hầu hết các nhà cung cấp hosting đều chú ý đến công đoạn bảo trì máy chủ, nhưng không phải tất cả đều cảnh giác hoặc thực hiện các biện pháp bảo mật mới nhất để bảo vệ cho website của bạn.

Tổng kết

Mặc dù các vấn đề bảo mật WordPress đã và vẫn đang tồn tại, chúng ta có thể tránh được chúng bằng cách thực hiện những phương pháp bảo mật tốt nhất cho WordPress và nhận thức được các rủi ro bảo mật tiềm ẩn. Chỉ cần trang bị kiến thức và chiến lược rõ ràng để bảo vệ trang WordPress của mình, bạn có thể giảm thiểu được tối đã các lỗ hổng và giữ cho trang WordPress của bạn luôn an toàn và bảo mật.

0 Bình luận

Đăng nhập để thảo luận

CyStack blog

Mẹo, tin tức, hướng dẫn và các best practice độc quyền của CyStack

Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Hãy trở thành người nhận được các nội dung hữu ích của CyStack sớm nhất

Xem chính sách của chúng tôi Chính sách bảo mật.